Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hiến chương Nhà giáo Việt Nam ( 20/11)
I. Lịch sử từ ngày Quốc tế Hiến chương Nhà giáo
đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tháng
7/1946 một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên
là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (F.I.S.E - Tesdertion Syndicale des
Enseignants).
Năm 1949 tại hội nghị Vac-xa-va (thủ đô Ba Lan)
tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương
các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống
nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những
quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao
trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo trong xã hội,…
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn
đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta
cũng như đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích
của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giáo giới trên
toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Công đoàn giáo dục Việt Nam thành lập ngày
22/7/1951, năm 1953 được kết nạp làm thành viên của FISE.
Từ 26 dến 30/8/1957, tại thủ đô Vac-xa-va, Hội
nghị FISE có 57 nước dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Tại Hội nghị
này, FISE quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc
tế hiến chương các nhà giáo”. Sự kiện này, được tổ chức trên toàn miền Bắc
nước ta; những năm sau đó còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát
hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới ở vùng
tạm chiến, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em giáo viên
trong kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt
nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ ghĩa. Giáo giới Việt Nam đã hoàn
thành sứ mạng lịch sử đối với Bản hiến chương Nhà giáo của tổ chức FISE và ngày
20/11 đã trở thành truyền thống của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Chính vì thế, ngày 28/9/1982 theo đề nghị của của
ngành giáo dục Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày
20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.
Như vậy, kể từ năm 1982, ngày 20/11 – Ngày Quốc
tế hiến chương nhà giáo cũng chính là ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là ngày
truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng
người.
II. Ý nghĩa ngày 20/11: Ngày kính trọng và biết
ơn thầy cô
Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn
sinh thành của cha mẹ, vì thế các bậc cao niên thường nhắc nhở con cháu: “Không
thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư,
bán tự vi sư”…., dạy ta phải biết kính trọng thầy giáo của mình, như vậy
xã hội mới không chê cười.
Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống
hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh “đền
đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thầy cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ
sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người “ tháng tháng, năm năm vẫn không
ngừng chèo lái con thuyền”.
Hòa chung với khí thế thi đua sôi nổi hướng về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, các
trường học trên địa bàn xã như
có thêm một luồng sinh khí mới. Các thầy cô miệt mài trên từng trang giáo án,
các tiết dạy đều được chuẩn bị công phu, áp dụng công nghệ thông tin, linh hoạt
và sáng tạo, tự tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Hơn thế nữa, món quà vô giá nhất mà các em học
sinh kính
dâng thầy cô nhân ngày hội là những bông hoa điểm tô sáng bừng trên từng
trang vở, đó là việc nghiêm túc chấp hành nề
nếp, kỷ cương,
trau dồi đạo đức của các em học
sinh trong các nhà trường.
Mong rằng tập thể các thầy giáo, cô giáo và các
em học sinh tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương cùng nhau khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên để đạt được những kết quả khả quan và
toàn diện, tích cực duy trì ổn định số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng
giáo dục. Thực hiện tốt Chỉ thị nhiệm vụ năm học với mục tiêu tất cả
vì chất lượng thật, hiệu quả cao, đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động Dân chủ, kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm; Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, HS là con ngoan trò
giỏi; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
về đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ GD và công đoàn ngành phát động; thực
hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực”.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam
20/11/2024, UBND xã trân trọng gửi lời tri ân tới các thầy giáo, cô giáo lão thành, các thầy
giáo, cô giáo đang công tác: "Chúc các thầy cô luôn có sức khỏe dồi dào,
gia đình hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực"./.
Nguồn: sưu tầm từ internet