THEO DÒNG LỊCH SỬ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH NHÀ THỜ HỌ LUYỆN ĐẠI TÔN ( Làng Xuân lai- Đô Thành – Yên Thành – Nghệ An)( 302 năm ngày mất Thủy tổ Luyện Phúc Thịnh 07/05/1722 – 07/05/2024)
Nhà thờ họ Luyện đại tôn được xây
dựng để thờ thủy tổ Luyện Phúc Thịnh
và các hậu duệ dòng họ Luyện đại tôn, trong số đó có nhiều người đã có công
khai hoang, xây dựng xóm làng bảo vệ quê hương đất nước đựơc các triều đại
phong kiến và lịch sử ghi nhận như: Luyện
Phúc Thịnh, Luyện Phúc Đạt, Luyện Tông Hàn, Luyện Tông Viêm, Luyện Nhận….
* Thủy tổ Luyện Phúc Thịnh. Sinh năm Ất mùi niên hiệu Thịnh đức thứ
3 (1655) mất ngày 7/5/1722AL hưởng thọ 67 tuổi. Ông đã chủ trương duy trì ruộng
đất công và đặt tên cho các xứ đồng vừa mới khai phá khẳng định chủ quyền lâu
dài và cùng với nhân dân khai phá, sản xuất xứ le le đã đặt tên và còn lưu lại
cho đến ngày nay như: Cồn Nguyên, Tây me, Mồ quy, Tây đô, Yên đô,Mụ giới..
-. Sau một thời gian tổ chức khai
cơ mở đất, dân số ngày càng đông đúc nên ông Luyện Phúc Thịnh đã bàn với các chức
sắc trong làng xin tách xứ le le ra khỏi làng đại độ, xã Đại Độ và lập ra một
làng mới gọi là làng Xuân lai.
* Luyện Phúc Đạt: Sinh năm mậu thìn ( 1688) ông là con thứ 3 của Thủy
tổ Luyện Phúc Thịnh ông là người khai khoa đầu tiên của làng Xuân lai.
* Luyện Tông Hàn: Ông sinh năm Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ
11( 1715). là con trai thứ hai của ông Luyện Phúc Đạt. Năm quý hợi, năm Cảnh
hưng thứ 4 ( 1743) ông tham gia kỳ thi hội trúng tam trường, sau khi đậu ông được
bổ nhiệm làm quan huấn đạophủ trường khánh. Năm Bính Thân ( 1776) ông được
thăng lên làm Cẩn sự tá lang chức tri huyện Phúc Yên.Với Cương vị là quan “ Phụ mẩu
chi dân” và bằng tài năng đức độ của mình, ông hết lòng vì việc công,
chăm lo cho dân chúng. Vì vậy trong thời gian ông làm tri huyện ở đây, cuộc sống
của nhân dân được bình yên, ấm no, trên dưới có kỹ cương phép tắc.
* Luyện Tông Viêm: Sinh Năm Kỹ mão ( 1759) tại làng Xuân lai – xã Đại
Độ - Tổng quỳ trạch, huyện Đông thành – Phủ Diễn Châu.Ông là con trai thứ 4 của
ông tri phủ Luyện Tông Hàn. Ông là người giỏi cả văn lẩn võ, được vua Quang
trung phong chức Thần sách quân hậu dịch, nghĩa vụ vệ biên lai. Ông qua đời vào
ngày 17/10/1831.
* Luyện Nhận: Ông sinh năm 1907 tại làng Xuân lai- xã Gia hội – tổng
quỳ trạch. Khi còn trẻ ông đã thể hiện con người giàu khí tiết, yêu lẽ phải.
Năm 1927 Luyện Nhận Tham gia vào tổ chức” Thanh niên cách mạng đồng chí hội tổng
quỳ trạch” Ông là một trong 6 ủy viên ban chấp hành Đảng bộ Huyện Yên Thành đầu tiên ngày 20/5/1931 Luyện Nhận bị địch bắn ở Tràng kè. Tên ông được khắc trên
nhà bia của đài tưởng niệm 72 liệt sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh xã Mỹ Thành – Yên
Thành – Nghệ An. Luyện Nhận hy sinh năm 1931 khi tuổi đời mới 24 tuổi.
Đánh giá về công lao, đức độ của
các vị thủy tổ họ Luyện, Tế tửu Quốc tử giám Trần Đình Phong người
cùng quê đã khẳng định bằng câu đối.
“ Ở thiện thì gặp nhiều điều
lành, nhân đức thì có hậu
Trong họ thì làm thủy tổ, trong
làng thì làm thần”.
Di tích còn là cơ sở hoạt động của
tổ chức Đảng thời kỳ xô viết Nghệ Tỉnh năm 1930 – 1931.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều tài liệu,
hiện vật quý giá như: Gia phả, sắc phong, long ngai, bài vị, lư hương cổ, liên
hoa cổ, biển gỗ….đó là những minh chứng hiện hữu cóa giá trị, giúp cho hậu thế
có thể tìm hiểu, nghiên cưú về lịch sử , xã hội thời bấy giờ, củng như chế đọ
phong thưởng của các triều đại trước đây.
Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ tại nhà thờ đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp
giải phóng đất nước Như: In ấn và cất dấu tài liệu của chi bộ Đảng Gia hội, nơi
làm việc của sở canh nông, nơi dạy học của tiểu học, kho lương thực
Nhà thờ Luyện Đại tôn
không chỉ là nơi thờ tự các vị
tiên tổ có công lao được lịch sử ghi nhận mà còn có vị trí vai trò quan trọng
trong việc nghiên cứu và giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau, thể hiện những
giá trị nhân văn sâu sắc, khơi gợi cho hậu thế niềm tự hào về các bậc tiên tổ,
đồng thời như nhắc nhở họ về ý thức, trách nhiệm vun đắp và phát huy những
thành quả tiên tổ đã xây dựng.
Về với di tích trong những dịp
này, con cháu lại được trở về với cội nguồn, được dâng nén hương thơm dâng lên
các anh linh của các vị tiên tổ, đây củng chính là dịp để: “ Ôn cố
nhi tri Tân” thể hiện sự quan tâm của con cháu, trong việc tôn vinh và
tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân với quê hương dòng tộc.
Riêng nhà thờ Luyện Tộc Đại tôn
có một điều đặc biệt hơn đó là việc dân làng Xuân Lai từ bao đời nay vẩn thường
xuyên đến đây để tri ân công ơn to lớn của Thủy tổ Luyện Phúc Thịnh cùng những người đã có công khai canh lập làng của
dòng họ Luyện đại tôn vào các dịp lễ, tết. Điều đó càng tạo sự đoàn kết gắn bó
giữa dòng tộc với nhân dân, là nét đẹp truyền thống bao đời cần được gìn giữ.
Ghi nhận những cống hiến của các
thế hệ con cháu dòng họ Luyện trong kháng chiến chống mỹ. Nhà thờ họ Luyện được tặng
Huy chương kháng chiến hạng nhì vì đã có thành tích ttham gia trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. UBND tỉnh tặng bằng khen năm 1998. Ngày 17/1/2014 nhà
thờ họ Luyện tôn vinh tặng thưởng bằng khen “ vì đã đạt thành tịch xuất sắc
trong phong trào xây dựng dòng họ tiêu biểu giai đoạn( 2011 – 2013). Vinh dự và
tự hào được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2016. Đây
là thành tích nhằm tri ân và tôn vinh những nhân vật sự kiện lịch sử gắn liền với
truyền thống văn hóa cách mạng của địa phương là cơ sở để bảo tồn, tôn tạo,
phát huy giá trị di tích.
Ngày 07/5 AL con cháu họ Luyện Đại Tôn tổ chức Lễ giỗ 302 năm ngày mất Thủy Tổ Luyện Phúc Thịnh. Đây là một nghi thức thiêng liêng hàng năm đầy ý nghĩa nhân văn, gắn kết tình cảm huyết thống trong con cháu hướng về cội nguồn, cùng nhau đoàn kết gia tộc, đoàn kết với các chi trong họ,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tổ tiên.
Hướng tới ngày giỗ Tổ họ Luyện, chiều ngày 06/05 AL, UBND xã Đô Thành đã phối hợp với HĐGT họ Luyện Đại Tôn tổ chức giải bóng chuyền giao lưu giữa các Dòng họ được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh xã Đô Thành và xã Thọ Thành. Một số hình ảnh tại giải bóng:
Ông Nguyễn Văn Hà-PCTUBND xã -TBTC cùng đại diện HĐGT các dòng họ trao hoa cho các đội bóng
ỦY BAN NHÂN DÂN – TỔ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA XÃ ĐÔ THÀNH.